Title: | Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản – Nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam |
Author(s): | Nguyễn Thủy Tiên |
Advisor(s): | Assoc. Prof. Dr. Phạm Dương Phương Thảo |
Keywords: | Rủi ro thanh khoản; Quy mô; Ổn định chính trị; Pháp quyền; Chất lượng quản lý; Liquidity risk; Size; Political stability; Rule of law; Regulatory Quality |
Abstract: | Đề tài này nghiên cứu các yếu tố quyết định đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn sử dụng quy mô số liệu thu thập của 28 ngânhàng thương mại trong giai đoạn từ 2013 đến 2023. Các yếu tố quyết định đến rủi ro thanh khoản được chia làm ba nhóm gồm: nhóm yếu tố vi mô liên quan đến đặc trưngngân hàng, nhóm yếu tố vĩ mô và nhóm yếu tố liên quan đến chất lượng quản lý của Chính phủ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro thanh khoản. Các ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao, quy mô vốn lớn đối mặt với rủi ro thanh khoản cao hơn. Quy mô ngân hàng đã thể hiện tác động tuyến tính cũng như phi tuyến đến rủi ro thanh khoản, các ngân hàng thương mại sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản khi tăng quy mô, tuy nhiên đối với các ngân hàng lớn, chất lượng và năng lực quản lý sẽ giúp hạn chế được rủi ro thanh khoản. Lạm phát tăng làm giảm sức mua của tiền tệ khiến khách hàng muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào các tài sản an toàn hơn, do đó nhu cầu rút tiền đột ngột này có thể làm cạn kiệt nguồn thanh khoản của ngân hàng. Khi dư nợ tín dụng nội địa tăng cao làm giảmvị thế thanh khoản. Các yếu tố đại diện cho chất lượng quản lý của Chính phủ như ổn định chính trị, chất lượng quản lý và pháp quyền đều thể hiện mối tương quan cùng chiều với rủi ro thanh khoản. Tăng cường đầu tư và tín dụng, kỳ vọng cao từ thị trường và mở rộng quy mô hoạt động là các nguyên nhân chính dẫn tới tác động cùng chiều của ổn định chính trị đến rủi ro thanh khoản. Trong khi đó, khuyến khích mởrộng tín dụng và đầu tư, tăng cạnh tranh và áp lực lợi nhuận, sự kỳ vọng của thị trường là các nguyên nhân chính dẫn tới tác động cùng chiều của chất lượng quản lý đến rủi ro thanh khoản. Khi pháp quyền được cải thiện, niềm tin của nhà đầu tư và người vay vào hệ thống tài chính cũng tăng lên, dẫn đến việc mở rộng hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu các khoản vay này không được kiểm soát chặt chẽ, hoặc nếu nền kinh tế gặp khủng hoảng, ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn, từ đó làm gia tăng rủi ro thanh khoản. |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
URI: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1037803~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/73231 |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES
|