Title: | Nghiên cứu stress học tập và cách ứng phó của sinh viên Đại học Kinh Tế Tp.HCM |
Author(s): | Lê Đức Trí Dũng |
Advisor(s): | Đinh Tiên Minh |
Abstract: | Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển về mọi mặt từ kinh tế, xã hội và giáo dục,… Cùng với sự phát triển đó, con người buộc phải thay đổi để nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, xã hội và vì vậy con người cũng gặp phải nhiều vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống như: công việc, tài chính, sức khỏe, gia đình; tất cả vấn đề đó đều là các tác nhân gây ra stress, trầm cảm, rối loạn cảm xúc và lo âu,... Stress là vấn đề của mọi con người, mọi thời đại mà hầu như ai cũng phải đối mặt với nó mà không thể nào né tránh được. Stress làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi cá thể: từ nam cho đến nữ, từ trẻ em đến người già và đặc biệt là những sinh viên đang theo học tại các trường đại học. Sau khi tìm hiểu và phân tích, nhóm nghiên cứu thấy được rằng ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu cũng như tầm hiểu biết về sự quan trọng của stress trong cuộc sống con người, đặc biệt là trong giai đoạn COVID-19 như hiện nay. Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài : Nghiên cứu stress học tập và cách ứng phó của sinh viên Đại Học Kinh Tế TP.HCM nhằm cung cấp cho sinh viên những cơ sở lý thuyết và nguyên nhân gây ra stress; đồng thời, nhóm chúng tôi tổng hợp các chiến lược ứng phó ở sinh viên khi đối mặt với stress. Mục tiêu nghiên cứu của nhóm khi tiếp cận đề tài này gồm: nghiên cứu các cơ sở lý luận, các mô hình khảo sát trước đó để làm rõ về stress, các nguồn gây stress và phương hướng ứng phó với stress học tập, từ đó đưa ra hướng nhìn đa chiều về stress diễn ra ở sinh viên. Đặc biệt nhóm chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất ba nhóm nguồn gây stress trong học tập có ảnh hưởng lớn đến sinh viên. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát với quy mô 209 mẫu dành cho đối tượng là sinh viên trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM (có độ tuổi từ 18 - 21). Kết quả đề tài nghiên cứu cho thấy: vấn đề học tập, áp lực từ mối quan hệ xung quanh, kỹ năng ngoại ngữ,... là những vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất tình trạng stress ở sinh viên. Các chiến lược ứng phó thường được sinh viên áp dụng nhiều nhất khi đối mặt với stress là giải quyết vấn đề, suy nghĩ tích cực và chấp nhận. Vậy nên, từ những kết quả khảo sát nhóm nghiên cứu cho thấy thực trạng stress ở sinh viên khá nghiêm trọng. Từ đây, các nhà chức trách có thể tham khảo, đề xuất các phương án giảm thiểu stress ở sinh viên. |
Issue Date: | 2022 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Series/Report no.: | Giải thưởng Nhà nghiên cứu trẻ UEH 2022 |
URI: | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/73146 |
Appears in Collections: | Nhà nghiên cứu trẻ UEH
|