Title: | Hiểu Biết Tài Chính Số Và Quản Lý Tài Chính Cá Nhân: Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Việt Nam |
Author(s): | Thái Thị Vân Anh |
Advisor(s): | Phan Chung Thủy |
Keywords: | Hiểu Biết Tài Chính Số (Digital Financial Literacy); Hiểu Biết Tài Chính (Financial Literacy); Hiểu Biết Kỹ Thuật Số (Digital Literacy); Quản Lý Tài Chính; Tài Chính Toàn Diện |
Abstract: | Các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định tài chính đều công nhận tầm quan trọng của việc xác định và đo lường hiểu biết tài chính (Financial Literacy - FL) trong hiệu quả quản lý tài chính của mỗi cá nhân qua đó tăng cường tài chính toàn diện (financial inclusion) ở các quốc gia. Tuy nhiên, hiện chưa có sự thống nhất khi đo lường hiểu biết tài chính. Trong những năm gần đây, sự mở rộng nhanh chóng của các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) bởi sự gia tăng của các công ty fintech cũng như được thúc đẩy mạnh mẽ do đại dịch COVID-19. Do đó, có một số lo ngại cho rằng hiểu biết tài chính truyền thống không đủ để giúp cho các cá nhân tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) một cách hiệu quả. Vì thế trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét sự tác động của không chỉ hiểu biết tài chính (FL) mà cả hiểu biết KTS (Digital literacy- DL) đối với các quyết định quản lý tài chính bao gồm quyết định chi tiêu, tiết kiệm, vay mượn trên thị trường tài chính. Các nghiên cứu gần đây thậm chí còn đề xuất một khung khái niệm mới để đo lường khía cạnh mới nổi là “hiểu biết tài chính số” (DFL). Bởi vì các định nghĩa và thước đo FL truyền thống trước đây đã không đủ khả năng để đo lường các đặc điểm cụ thể của hiểu biết tài chính trong bối cảnh kỹ thuật số. Dữ liệu nghiên cứu tập trung vào hành vi tài chính của nhóm người trẻ thuộc thế hệ gen Z và Y ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số đa chiều FL, DL và DFL đều có tác động tích cực đến các quyết định quản lý tài chính cũa mỗi cá nhân. Trong đó, FL, DL và DFL được cho là làm gia tăng khả năng chi tiêu, tiết kiệm, vay mượn trên KTS. Bên cạnh đó, hiểu biết tài chính số còn làm giảm các quyết định chi tiêu quá mức và vay mượn chính thức. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở tiền đề quan trọng giúp cho các giải pháp nhằm nâng cao tài chính số cho các thế hệ trẻ. Những đóng góp từ bài nghiên cứu này cũng rất hữu ích và quan trọng trong việc xây dựng và đóng góp vào các chiến lược hoà nhập tài chính số nhằm đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi số quốc gia. |
Issue Date: | 2022 |
Publisher: | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Series/Report no.: | Giải thưởng Nhà nghiên cứu trẻ UEH 2022 |
URI: | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/73001 |
Appears in Collections: | Nhà nghiên cứu trẻ UEH
|