Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71933
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorAssoc. Prof. Dr. Bùi Thanh Trángen_US
dc.contributor.authorNguyễn Thị Đài Trangen_US
dc.date.accessioned2024-09-25T03:55:55Z-
dc.date.available2024-09-25T03:55:55Z-
dc.date.issued2024-
dc.identifier.otherBarcode: 1000021634-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1037299~S1-
dc.identifier.urihttps://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71933-
dc.description.abstractĐề tài nghiên cứu về “mối quan hệ giữa năng lực động và hiệu quả kinh doanh: trường hợp nghiên cứu doanh nghiệp viễn thông Việt Nam”. Thị trường viễn thông đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao trong dòng chảy của thời đại công nghệ 4.0. Điều này mở ra một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng nhưng cũng đặt các doanh nghiệp viễn thông trước nhu cầu về những sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao và chuyên sâu từ thị trường. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp viễn thông phải có sự sáng tạo không ngừng để tạo ra những sản phẩm dịch vụ vượt trội đáp ứng nhu cầu thị trường. Là một trong những ngành được sự quan tâm hàng đầu của Nhà nước về mặt chiến lược quốc gia, ngành viễn thông Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhận chuyển giao và ứng dụng những công nghệ mới, với chủ trương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia và chuyển dịch sang hạ tầng ITC nhờ đó đã có những bước chuyển mình, phát triển và dần tiếp cận được với trình độ chung của thế giới. Tuy vậy, nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông Việt Nam vẫn bộc lộ những yếu kém trong năng lực cạnh tranh thể hiện ở chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, còn thiếu sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao và chuyên sâu. Điều này sẽ càng khó khăn hơn khi ngành viễn thông Việt Nam buộc phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực trạng cho thấy một môi trường kinh doanh với những cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, trong đó đặt biệt nổi rõ vai trò của chính sách chính phủ đối với ngành. Vậy, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới phát triển bền vững và thúc đẩy được hiệu quả kinh doanh như kỳ vọng trong bối cảnh kinh doanh đầy sôi động nhưng cũng khắc nghiệt này? Lý thuyết nguồn lực động hay còn gọi là năng lực động cho thấy các nguồn lực động có thể giúp doanh nghiệp hình thành được lợi thế cạnh tranh bền vững và tạo ra hiệu quả kinh doanh vượt trội cho doanh nghiệp. Đã có các nghiên cứu xác định những thành phần của năng lực động cũng như đánh giá, đo lường vai trò của các nhân tố này với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực (quản trị đổi mới sáng tạo, chuỗi cung ứng, thủy sản…). Tuy nhiên còn thiếu vắng những nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt khám phá những nguồn lực động sản sinh ra khả năng cạnh tranh bền vững và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong ngành viễn thông. Bên cạnh đó, lý thuyết các bên liên quan chỉ ra rằng doanh nghiệp là một thực thể hoạt động trong môi trường kinh doanh, do đó có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các yếu tố có liên quan đến doanh nghiệp bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong đó có chính phủ thông qua chính sách. Vì vậy, giải quyết thành công các mối quan hệ với các bên liên quan này giúp đem lại hiệu quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, các bên liên quan, ở đây cụ thể là chính sách chính phủ có tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng trong thực tiễn nghiên cứu tuy có nhưng còn chưa nhiều những nghiên cứu kết hợp giữa hai lý thuyết nguồn lực động và các bên liên quan để giải quyết vấn đề này. Từ bối cảnh thực tiễn và lý thuyết trên là cơ sở cho nghiên cứu này tiếp cận và khám phá mối quan hệ giữa các nguồn lực động là cơ sở hạ tầng viễn thông, định hướng kỹ thuật số, định hướng thị trường, năng lực đổi mới sáng tạo, lợi thế cạnh tranh bền vững với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Ngoài ra, còn khám phá mức độ điều tiết của chính sách chính phủ (là bên liên quan) đến mối quan hệ giữa các nguồn lực động này với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng. Trong đó; nghiên cứu định tính từ phỏng vấn sâu các lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành xác định những nguồn lực động khả thi, mang tính đặc thù của doanh nghiệp viễn thông, khẳng định lại mô hình lý thuyết đề xuất và điều chỉnh thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu; là cơ sở để triển khai nghiên cứu định lượng với khảo sát 320 doanh nghiệp trong ngành viễn thông, lấy mẫu bằng phương pháp snowball. Kết quả nghiên cứu từ phân tích dữ liệu SmartPLS tìm thấy (i) không phải tất cả các nguồn lực động (đã nêu) trực tiếp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, chỉ cơ sở hạ tầng viễn thông và năng lực đổi mới sáng tạo có mối liên hệ tích cực trực tiếp với hiệu quả kinh doanh; (ii) trong khi đó tất cả các nguồn lực động này đều gián tiếp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh thông qua lợi thế cạnh tranh bền vững (SCA), nhất là định hướng thị trường qua SCA thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, (iii) trong mối quan hệ giữa năng lực động với nhau cơ sở hạ tầng viễn thông biểu thị tính trọng yếu đối với doanh nghiệp và ngành với vai trò thúc đẩy mạnh mẽ triển khai định hướng kỹ thuật số (định hướng kỹ thuật số là chiến lược kinh doanh quan trọng trong thời đại số của doanh nghiệp trong ngành viễn thông), và lần lượt các nguồn lực động như định hướng kỹ thuật số, định hướng thị trường và năng lực lực đổi mới sáng tạo đều biểu thị tầm quan trọng của mỗi nhân tố trong mối quan hệ thúc đẩy trực tiếp nhân tố tương ứng với chúng; (iv) chính sách chính phủ điều tiết mối quan hệ giữa các nguồn lực động, trong đó chính sách chính phủ điều tiết quan trọng nhất là cơ sở hạ tầng viễn thông và hiệu quả kinh doanh sau đó đến lợi thế cạnh tranh bền vững và hiệu quả kinh doanh và cuối cùng là có mức ảnh hưởng ít đối với năng lực đổi mới sáng tạo và hiệu quả kinh doanh. Từ kết quả trên, nghiên cứu đưa ra những hàm ý về chính sách và quản trị nhằm sử dụng và thúc đẩy một cách đúng hướng và hiệu quả những nguồn lực động trong doanh nghiệp viễn thông Việt Nam căn cứ vào những nhân tố khám phá trong mô hình nghiên cứu. Tiêu biểu như doanh nghiệp tạo ra các liên minh chiến lược để nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng, tạo lợi thế cạnh tranh cho phát triển bền vững, hay Bộ TT&TT xây dựng cơ chế cho doanh nghiệp trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp phụ trợ ngành viễn thông để tạo ra sự chủ động trong nguồn cung đầu vào, sử dụng chung và chia sẻ cơ sở hạ tầng…Đây là những giải pháp hoàn toàn khả thi khi có sự phối hợp và hỗ trợ giữa nhà nước và doanh nghiệp trong ngành viễn thông. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn tồn tại những hạn chế nhất định về mẫu khảo sát, cũng như những nguồn lực động được khám phá chỉ hạn chế trong bối cảnh ngành viễn thông và cần có những nghiên cứu trong tương lai khám phá và kiểm định thêm nhằm làm sáng rõ hơn nữa vai trò của nguồn lực động và các bên liên quan.en_US
dc.format.medium220 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minhen_US
dc.subjectLý thuyết năng lực độngen_US
dc.subjectLý thuyết các bên liên quanen_US
dc.subjectĐịnh hướng thị trườngen_US
dc.subjectĐịnh hướng kỹ thuật sốen_US
dc.subjectNăng lực đổi mới sáng tạoen_US
dc.subjectCơ sở hạ tầng viễn thôngen_US
dc.subjectLợi thế cạnh tranh bền vữngen_US
dc.subjectChính sách chính phủen_US
dc.subjectHiệu quả kinh doanhen_US
dc.subjectViễn thông Việt Namen_US
dc.subjectDynamic capabilities theoryen_US
dc.subjectStakeholder theoryen_US
dc.subjectMarket orientationen_US
dc.subjectDigital orientationen_US
dc.subjectInnovation capabilityen_US
dc.subjectTelecommunications infrastructureen_US
dc.subjectSustainable competitive advantageen_US
dc.subjectGovernment policiesen_US
dc.subjectFirm performanceen_US
dc.subjectVietnamese telecommunicationsen_US
dc.titleMối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh động và hiệu quả kinh doanh - trường hợp nghiên cứu các doanh nghiệp Viễn thông Việt Namen_US
dc.typeDissertationsen_US
ueh.specialityCommercial Business = Kinh doanh thương mạien_US
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.grantfulltextreserved-
item.fulltextFull texts-
item.openairetypeDissertations-
item.cerifentitytypePublications-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:DISSERTATIONS
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.