Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/70785
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Minh Tuấn | en_US |
dc.contributor.advisor | Dr. Hồ Quế Hậu | en_US |
dc.contributor.author | Trần Đăng Ninh | en_US |
dc.date.accessioned | 2024-03-11T08:04:06Z | - |
dc.date.available | 2024-03-11T08:04:06Z | - |
dc.date.issued | 2024 | - |
dc.identifier.other | Barcode: 1000016794 | - |
dc.identifier.uri | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1036684~S4 | - |
dc.identifier.uri | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/70785 | - |
dc.description.abstract | Luận án “Phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế” xác định mục tiêu là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, để đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi cho việc phát triển ngành DL của tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh HNQT giai đoạn 2023-2030. Luận án đã hệ thống hoá, làm rõ và phân tích đánh giá, phát triển một số vấn đề lý luận về phát triển ngành DL trong hội nhập quốc tế và phân tích các kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia có đặc điểm tương tự Việt Nam để làm cơ sở cho các bước tiếp theo của nghiên cứu. Trong việc thực hiện nhiệm vụ này, luận án đã trình bày lý thuyết nền của đề tài luận án là lý luận về phát triển ngành. Trên cơ sở đó luận án xác định nội dung của phát triển DL Đồng Nai là phát triển sản phẩm du lịch và phát triển các tác nhân tham gia vào hoạt động du lịch. Cùng với đó, luận án đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bao gồm: Những nhân tố gián tiếp bao gồm: môi trường chính trị, Môi trường kinh tế và Môi trường xã hội và Môi trường hội nhập quốc tế. Những nhân tố trực tiếp bao gồm: Tài nguyên du lịch, chất lượng các dịch vụ phục vụ du lịch, đặc điểm khách du lịch, thị trường du lịch, nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch, trình độ và kỹ năng quản lý của cơ sở kinh doanh du lịch, ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ vào hoạt động du lịch, nguồn nhân lực phục vụ du lịch, hợp tác, liên kết và cạnh tranh trong nội bộ ngành du lịch và Quản lý nhà nước với ngành du lịch Luận án đã dựa trên cơ sở lý luận về phát triển ngành DL và sử dụng kết hợp phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê để phân tích làm rõ thực trạng phát triển của ngành du lịch Đồng Nai trong HNQT. Nghiên cứu cho thấy ngành du lịch tỉnh Đồng Nai có bước phát triển nhất định về sản phẩm du lịch, mà chủ yếu là loại hình du lịch văn hóa-sinh thái, các tác nhân của sự phát triển du lịch có sự phát triển mới mà nổi bậc nhất là sự gia tăng của các cơ sở điểm đến phục vụ chủ yếu cho khách du lịch nội địa. Qui mô và hiệu quả hoạt động của ngành DL tỉnh Đồng Nai tuy không lớn, nhưng đã có mức gia tăng khá và có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, ngành DL Đồng Nai cũng còn có những mặt còn hạn chế, tồn tại như: Du lịch của Đồng Nai thiếu những điểm đến và sản phẩm DL có tầm vóc lớn, có sức hấp dẫn cao để phát triển ngành DL lên quy mô lớn, chất lượng cao. Các tác nhân của sự phát triển du lịch ở Đồng Nai thiếu cân đối, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Nguyên nhân những hạn chế tồn tại nêu trên là do: -Môi trường kinh doanh DL của Đồng Nai được đánh giá vẫn chưa thật sự thuận lợi khi so sánh với các tỉnh khác vì , tỉnh có vị trí địa lý liền kề thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu nên Đồng Nai khó đón những tour DL dài ngày trong khi đó tài nguyên DL phân tán, không có tính nổi trội nên gây khó khăn trong việc thiết kế các tour DL hấp dẫn và ảnh hưởng đến sự phát triển các CSLT như: khách sạn, resort -Trình độ chuyên môn của lao động trong ngành DL Đồng Nai, chiếm tỉ trọng đông nhất là lao động chưa qua đào tạo. Trình độ năng lực đội ngũ quản lý DL của Đồng Nai còn nhiều hạn chế trên nhiều mặt. Việc liên kết giữa các đơn vị kinh doanh DL nhìn chung thiếu chặt chẽ, hiệp hội DL chưa thể hiện hết vai trò là trung tâm kết nối giữa các đơn vị thành viên. Vốn đầu tư cho phát triển DL ở Đồng Nai chưa nhiều, mức tăng trưởng chậm, đôi khi tăng giảm thất thường. Công tác quy hoạch phát triển DL của tỉnh thiếu chủ động và đồng bộ. Sự phối hợp giữa các ban ngành cũng như công tác quản lý DL còn chưa tích cực. Công tác quản lý còn chưa sát sao, nghiêm túc. Hiệu quả của hoạt động marketing và thương hiệu thu hút du khách của Đồng Nai chưa cao. Trên cơ sở phân tích thực trạng, rút ra những kết quả đạt được, cùng với những hạn chế, luận án đã xác định một số quan điểm phát triển DL Đồng Nai trong thời gian tới như: Phát triển DL phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sử dụng nguồn tài nguyên DL của tỉnh hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự bền vững, phát triển đồng thời cả DL nội địa và quốc tế. Đồng thời Luận án cũng đã đề ra hệ thống một số giải pháp bao gồm: Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân địa phương về tầm quan trọng của phát triển du lịch; Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Đồng Nai đa dạng phong phú, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương; Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, gắn với thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch; Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho phát triển DL trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước để phát triển DL tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế; Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị cho ngành du lịch tỉnh Đồng Nai; Tăng cường liên kết, hợp tác để phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai; Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường, sinh thái trong phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai Mặc dù luận án có một số hạn chế nhất định, nhưng những kết quả nghiên cứu của luận án theo tác giả là có giá trị về khoa học và thực tiễn, có thể giúp cho công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đưa ra những chính sách phù hợp và có hiệu quả, đồng thời kết quả nghiên cứu cũng có giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp du lịch tỉnh Đồng Nai, trong việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lĩnh vực liên quan đến du lịch nói chung và du lịch tỉnh Đồng Nai nói riêng. | en_US |
dc.format.medium | 208 tr. | en_US |
dc.language.iso | Vietnamese | en_US |
dc.publisher | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh | en_US |
dc.subject | Du lịch | en_US |
dc.subject | Tourism | en_US |
dc.title | Phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai trong hội nhập Quốc Tế | en_US |
dc.type | Dissertations | en_US |
ueh.speciality | Political Economics = Kinh tế chính trị | en_US |
item.languageiso639-1 | Vietnamese | - |
item.cerifentitytype | Publications | - |
item.grantfulltext | reserved | - |
item.openairetype | Dissertations | - |
item.fulltext | Full texts | - |
item.openairecristype | http://purl.org/coar/resource_type/c_18cf | - |
Appears in Collections: | DISSERTATIONS |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.