Please use this identifier to cite or link to this item:
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/64729
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Dr. Nguyễn Văn Sáng | en_US |
dc.contributor.author | Nguyễn Trọng Nhân | en_US |
dc.date.accessioned | 2022-10-25T08:18:06Z | - |
dc.date.available | 2022-10-25T08:18:06Z | - |
dc.date.issued | 2022 | - |
dc.identifier.other | Barcode: 1000014489 | - |
dc.identifier.uri | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1034367~S1 | - |
dc.identifier.uri | https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/64729 | - |
dc.description.abstract | Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là:“quá trình sản xuất theo chu trình khép kín thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, các chất thải, phế phụ phẩm sẽ được tái chế, quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí, thất thoát và giảm tối đa lượng chất thải, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tái sử dụng phụ, phế phẩm trong sản xuất, bảo vệ môi trường”. Ngày nay, nông nghiệp tuần hoàn đang trở thành một chiến lược phát triển bền vững, được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi vậy, lợi ích mà nền kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp mang lợi lại cực kỳ lớn lao. Những năm qua, Tiền Giang có chủ trương kết hợp hài hòa giữa phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa lớn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển, đây là cơ sở của việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn mà tỉnh đang hướng đến. Bên cạnh những kết quả to lớn mà tỉnh đạt được thời gian qua trong ngành nông nghiệp, thì nền nông nghiệp tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều bất cập về tốc độ, chất lượng phát triển. Nền nông nghiệp tỉnh phát triển còn chưa đồng đều giữa vùng trung tâm và Đồng Tháp Mười, giữa vùng nước ngọt, nước lợ, ngọt hóa. Yêu cầu đặt ra hiện nay là cần có những phương hướng giúp phát triển kinh tế nông nghiệp nhanh, bền vững, tạo ra các điều kiện vật chất vững chắc để nâng cao đời sống cho nông dân trong tỉnh. Qua phân tích thực trạng, luận văn đề ra một số giải pháp mang tính định hướng để thúc đẩy nền nông nghiệp Tiền Giang phát triển bền vững. Tiền Giang là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và chế biến thủy sản. Hàng ngày có rất nhiều chất thải, phế phụ phẩm được thải ra môi trường mà chưa được xử lý triệt để. Trong định hướng phát triển, tỉnh đã đẩy mạnh công tác chỉ đạo phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nhiều năm qua tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn hạn chế do kỹ thuật công nghệ và kinh phí chưa đáp ứng; Bản thân Tôi nhận thấy rằng Tỉnh Tiền Giang cần phải đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT), ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu và chất lượng; đồng thời cũng góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Vì vậy Tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang” nhằm đưa ra giải pháp hiệu quả giúp cho quá trình sản xuất chế biến nông nghiệp của tỉnh nhà có thể giảm và loại bỏ thải và ô nhiễm, kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và nguyên vật liệu, tái tạo hệ thống tự nhiên. Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang được công bố. Tác giả viết luận văn này, nhằm đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới nhằm mục đích bảo tồn và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, sử dụng đa mục đích và giá trị tái tạo các phế phụ phẩm. Luận văn sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, nhưng chủ yếu là nghiên cứu định tính, với các phương pháp nghiên cứu: phân tích và tổng hợp kết hợp tư duy logic, so sánh, nghiên cứu thực chứng. Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ các khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; phân tích khái niệm kinh tế tuần hoàn, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, phân tích kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của các tỉnh, thành khác và rút ra bài học kinh nghiệm cho Tiền Giang. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang. Đề ra cơ sở, quan điểm, mục tiêu và giải pháp thực hiện thành công việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tỉnh Tiền Giang. Tại Tiền Giang hiện nay, nông nghiệp vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Do đó, việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cho tỉnh Tiền Giang là yêu cầu vô cùng cấp thiết. Luận văn này đã thành công đề ra cơ sở, quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; đề ra các giải pháp nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tại Tiền Giang. | en_US |
dc.format.medium | 116 tr. | en_US |
dc.language.iso | Vietnamese | en_US |
dc.publisher | Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh | - |
dc.subject | Kinh tế tuần hoàn | en_US |
dc.subject | Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp | en_US |
dc.subject | Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp | en_US |
dc.subject | Phát triển nông thôn | en_US |
dc.subject | Circular economy | en_US |
dc.subject | Circular economy in agriculture | en_US |
dc.subject | Circular economy development in agriculture | en_US |
dc.subject | Rural development | en_US |
dc.title | Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tỉnh Tiền Giang | en_US |
dc.type | Master's Theses | en_US |
ueh.speciality | Political Economics (by Research) = Kinh tế chính trị (hướng nghiên cứu) | en_US |
item.languageiso639-1 | Vietnamese | - |
item.cerifentitytype | Publications | - |
item.grantfulltext | reserved | - |
item.openairetype | Master's Theses | - |
item.fulltext | Full texts | - |
item.openairecristype | http://purl.org/coar/resource_type/c_18cf | - |
Appears in Collections: | MASTER'S THESES |
Files in This Item:
File
Description
Size
Format
Google ScholarTM
Check
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.