Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61261
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Nguyễn Văn Giápen_US
dc.contributor.authorTrần Văn Hiếuen_US
dc.date.accessioned2021-05-12T06:26:47Z-
dc.date.available2021-05-12T06:26:47Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.otherBarcode: 1000010252-
dc.identifier.urihttps://opac.ueh.edu.vn/record=b1032593~S1-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61261-
dc.description.abstractBiến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. BĐKH đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội. Trong những năm gần đây Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới đã trải qua các sự kiện thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), mưa lớn kéo dài, thời tiết nóng, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về người và vật chất. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguyên nhân của BĐKH chính là các hoạt động của con người ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu làm cho khí hậu biến đổi. Do đó, con người cần phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những thay đổi đó bằng chính những hoạt động phù hợp của mình. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH. Nhận thức rõ tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Các Bộ, ngành và địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của BĐKH. Luận văn này góp phần đánh giá về nhận thức và các biện pháp ứng phó với BĐKH trong quản lý, khai thác công trình hồ chứa thủy lợi, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức và đề ra các giải pháp ứng phó với BĐKH của lực lượng quản lý hồ chứa. Phương pháp phân tích chủ yếu trong luận văn này là sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua nguồn số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp được khảo sát điều tra, phỏng vấn tại 6 huyện, thị, thành phố có công trình hồ chứa thủy lợi do tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quản lý. Một số kết quả chính được rút ra từ quá trình nghiên cứu bao gồm: (1) Các biểu hiện về BĐKH của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: Nhiệt độ trung bình năm ở Bà Rịa Vũng Tàu từ năm 1980 đến 2018 tăng khoảng 0.0220C/năm; Lượng mưa của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có sự thay đổi không đồng đều ở các khu vực trong tỉnh; Mực nước biển trung bình năm có xu hướng tăng với mức tăng không đồng đều; Bão, ATNĐ có xu hướng lùi dần về phía Nam Việt Nam, trong thời gian gần đây, số lượng các cơn bão ngày càng mạnh và có xu hướng kết thúc muộn do đó ảnh hưởng rất lớn đến công trình thủy lợi; Tình trạng khô hạn trong mùa nắng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng các công trình thủy lợi ngày càng kém; Tình trạng lũ lụt xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của người dân mà còn làm cho hệ thống đê bao của các công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng ảnh hưởng đến việc cấp nước cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Việc cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nguyên nhân là do BÐKH cùng với nước biển dâng đã làm cho các nguồn nước ngọt sẽ bị nhiễm mặn. (2) BĐKH tác động đến các công trình hồ chứa thủy lợi: Kết quả khảo sát cho thấy những đợt nắng nóng bất thường, hạn hán không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ, chất lượng công trình hay quá trình xây dựng, vận hành, duy tu, bão dưỡng mà ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề cung cấp nguồn nước. Nắng nóng, hạn hán dẫn đến các hồ chứa bị cạn kiệt nguồn nước, có hồ nằm dưới mực nước chết gây khó khăn cho việc cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Xâm nhập mặn, sạt lở đất cũng ảnh hưởng đến quá trình vận hành công trình, phá hủy hạ tầng một số công trình làm giảm tuổi thọ công trình. (3) Các cơ quan quản lý công trình thủy lợi đã áp dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH trong quản lý khai thác công trình thủy lợi như: Ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, đào tạo chất lượng nguồn nhân lực, linh hoạt trong thực hiện duy tu bão dưỡng, xây dựng và ứng dụng linh hoạt quy trình vận hành, phục hồi rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, đảm bảo nguồn vốn xây dựng mới, nâng cấp, duy tu bão dưỡng. Nhìn chung các biện pháp thích ứng của các cơ quan quản lý công trình thủy lợi bước đầu mang lại hiệu quả, tuy nhiên vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn.en_US
dc.format.medium60 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectClimate changesen_US
dc.subjectBiến đổi khí khậuen_US
dc.subjectỨng phó biến đổi khí hậuen_US
dc.subjectClimate change response Project managementen_US
dc.subjectIrrigation reservoiren_US
dc.subjectHồ chứa thuỷ lợien_US
dc.titleĐánh giá nhận thức và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong quản lý, khai thác các công trình hồ chứa thủy lợi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàuen_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityExcutive of Master Public Management (EMPM) = Thạc sĩ Điều hành cao cấp Quản lý công (EMPM)en_US
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.cerifentitytypePublications-
item.grantfulltextreserved-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.fulltextFull texts-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.