Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58927
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Lê Văn Hưngen_US
dc.contributor.authorLê Ngọc Hânen_US
dc.date.accessioned2019-06-13T07:59:19Z-
dc.date.available2019-06-13T07:59:19Z-
dc.date.issued2018-
dc.identifier.otherBarcode: 1000007634-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1029608~S8-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58927-
dc.description.abstractNhững năm qua, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, trong môi trường sản xuất, kinh doanh toàn cầu hóa và thị trường ngày càng đông đúc, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tìm ra cách thức làm cho sản phẩm của mình trở nên khác biệt nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Việc giới thiệu các sản phẩm mang đặc tính vùng miền của địa phương được chú trọng. Trong khi đổi mới, sáng tạo và tri thức đang trở thành các nhân tố chính của sức mạnh cạnh tranh, thì các đặc sản chủ lực của địa phương cũng đang phải đối mặt với nhu cầu tìm ra cách thức quản lý có hiệu quả hoạt động đổi mới, sáng tạo và tri thức của họ một cách hữu hiệu. Vì thế, ngoài việc đổi mới thiết bị, nâng cao công nghệ sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, các hiệp hội, Hợp tác xã còn phải quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mang tính chất là đặc sản của địa phương thì vấn đề đăng ký quyền sở hữu công nghiệp càng được chú trọng. Ngày nay, tăng cường bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ nói chung và đăng ký nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý không chỉ là cái tên, mà còn biểu hiện sự thành công của sản phẩm mang tính chất địa phương, ẩn sâu trong đó là niềm tin của người tiêu dùng. Vì vậy, việc xây dựng và bảo vệ quyền Sở hữu công nghiệp ở địa phương cần phải được coi trọng hơn nữa, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đối với Bến Tre, diện tích đất nông nghiệp khoảng 180.000 ha, chiếm gần 80% diện tích đất tự nhiên; chủ yếu trồng cây ăn trái như dừa, sầu riêng, hoa kiểng, chôm chôm, nhãn, bưởi da xanh,... được xem như là sản phẩm chủ lực của tỉnh nhưng việc quan tâm và bảo vệ thương hiệu của các loại nông sản này vẫn chưa được chú trọng. Chính vì thế, những năm gần đây tỉnh Bến Tre đã quan tâm đến việc xác lập quyền cho một số đặc sản của địa phương. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể cho một số sản phẩm truyền thống và các đặc sản của địa phương từng bước được coi trọng. Các nhãn hiệu tập thể thường do các Hợp tác xã, các hiệp hội, các tổ hợp tác kiểm soát và quản lý. Còn đối với chỉ dẫn địa lý thì do Nhà nước quản lý và khai thác. Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản ở địa phương nhằm tạo được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, tăng sức cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương. Đến nay, tỉnh cũng đã hỗ trợ xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực của địa phương với 13 nhãn hiệu tập thể và 02 chỉ dẫn địa lý được cấp giấy chứng nhận. Số lượng các sản phẩm được cấp giấy chứng nhận còn rất ít so với các sản phẩm đặc thù của địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng nhãn hiệu cũng phù hợp với các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Chương trình đồng khởi khởi nghiệp, góp phần nâng cao uy tín, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Trong khuôn khổ của luận văn này, tôi xin khái quát về các quy định của pháp luật Việt Nam, các khái niệm về nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý; quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể; nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể, nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể. Nêu các thực trạng của pháp luật về bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể tại Bến Tre, đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện.en_US
dc.format.medium53 tr.en_US
dc.language.isoVietnameseen_US
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectSở hữu công nghiệpen_US
dc.subjectThương hiệuen_US
dc.subjectNhãn hiệu xuất xứen_US
dc.subjectPháp luậten_US
dc.subjectIndustrial propertyen_US
dc.subjectTrademarksen_US
dc.subjectLawen_US
dc.titleBảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể tại Bến Tre - Thực trạng và giải phápen_US
dc.typeMaster's Thesesen_US
ueh.specialityEconomic Law = Luật kinh tếen_US
item.languageiso639-1Vietnamese-
item.cerifentitytypePublications-
item.grantfulltextreserved-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.fulltextFull texts-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.