Advanced
Please use this identifier to cite or link to this item: https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54646
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorDr. Vũ Thành Tự Anhen
dc.contributor.authorNguyễn Thị Kim Sangen
dc.date.accessioned2017-08-21T03:09:11Z-
dc.date.available2017-08-21T03:09:11Z-
dc.date.issued2017-
dc.identifier.otherBarcode: 1000002562-
dc.identifier.urihttp://opac.ueh.edu.vn/record=b1025236~S8-
dc.identifier.urihttp://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54646-
dc.descriptionPublic Policy = Chính sách côngen
dc.description.abstractĐồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa cả nước đóng góp 56,83% sản lượng lúa vào năm 2015. Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp nằm trong đồng bằng sông Cửu Long và thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Cũng như đồng bằng sông Cửu Long, ở Tiền Giang, thương lái và nhà máy chế biến là trung gian giữa công ty lương thực và nông dân trên thị trường lúa gạo. Song, Chính phủ đang triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển liên kết trực tiếp giữa công ty lương thực và nông dân (cánh đồng lớn), nghĩa là sẽ xóa dần thương lái, nhà máy chế biến ra khỏi thị trường lúa, gạo. Chính quyền Tiền Giang quyết tâm xây dựng cánh đồng lớn, xem đây là mục tiêu của tỉnh, thể hiện qua việc thành lập Ban chỉ đạo cánh đồng lớn và cụ thể hóa các chính sách của trung ương. Tuy nhiên, thực tế không như kỳ vọng của chính quyền Tiền Giang. Sản lượng lúa của tỉnh được tiêu thụ qua thương lái và nhà máy chiếm đến gần 98%. Nguyên nhân của tình huống này là do thị trường ghi nhận vai trò của tác nhân trung gian (thương lái, nhà máy chế biến) và tồn tại nhiều yếu tố cản trở phát triển liên kết. Mặc dù, Kênh 1 (công ty lương thực thu mua lúa trực tiếp của nông dân) có chi phí giao dịch thấp nhất và cánh đồng lớn mang lại lợi ích cho cả nông dân và công ty lương thực nhưng các yếu tố này chưa đủ sức thúc đẩy liên kết. Thương lái, nhà máy chế biến tồn tại nhờ vào sự linh hoạt, nhạy bén và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường; trong khi đó, cánh đồng lớn không hiệu quả như kỳ vọng vì: (i) các chi phí phi thị trường, (ii) chi phí giao dịch ẩn, (iii) sự bất trắc về giá cả trên thị trường lúa gạo là chi phí giao dịch khó đo lường, (iv) năng lực tài chính công ty lương thực trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, (v) tồn tại chi phí chìm, (vi) khả năng kiểm soát thực thi hợp đồng, tâm lý ỷ lại của công ty lương thực và nông dân vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, (vii) vấn đề rủi ro đạo đức, (viii) tồn tại thị trường dễ tính. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, tồn tại song song các kênh tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là cần thiết. Đề tài khuyến nghị các chính sách nhằm nâng cao vai trò của các tác nhân trung gian: (i) các nhà máy chế biến ký hợp đồng liên kết với nông dân trồng lúa theo mô hình cánh đồng lớn, mở rộng đối tượng tham gia cánh đồng lớn; (ii) thực tiễn hóa các điều kiện cần thiết cho việc duy trì và phát triển cánh đồng lớn; (iii) nâng cao tính thực thi của hợp đồng liên kết.en
dc.format.medium58 tr.en
dc.language.isovien
dc.publisherTrường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh-
dc.subjectKinh tế nông nghiệpen
dc.subjectSản phẩm nông nghiệpen
dc.subjectLúa gạoen
dc.subjectKế hoạch đầu tư-
dc.subjectInvestment planning-
dc.titleVai trò của các tác nhân trung gian trên thị trường lúa, gạo Đồng bằng Sông Cửu Long: nghiên cứu điển hình tỉnh Tiền Giangen
dc.typeMaster's Thesesen
item.languageiso639-1vi-
item.cerifentitytypePublications-
item.grantfulltextreserved-
item.openairetypeMaster's Theses-
item.fulltextFull texts-
item.openairecristypehttp://purl.org/coar/resource_type/c_18cf-
Appears in Collections:MASTER'S THESES
Files in This Item:

File

Description

Size

Format

Show simple item record

Google ScholarTM

Check


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.